Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Giải bài 1 trang 44 SGK Toán 9 Tập 1 bài 1 Nhắc lại và bổ sung khái niệm về hàm số - soanbaitap.com

Giải bài 1 trang 44 SGK Toán 9 Tập 1 được giải và biên tập bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy môn toán. Đảm bảo chính xác dễ hiểu giúp các em nhanh chóng nắm được kiến thức trọng tâm và ứng dụng giải bài tập sgk để các em hiểu rõ hơn.

Bài 1 trang 44 SGK Toán 9 Tập 1 thuộc chương II của Hàm số bậc nhất và là Bài 1: Nhắc lại và bổ sung khái niệm về hàm số.

Đề bài

a) Cho hàm số \(y = f(x) = \dfrac{2}{3} x\).

Tính: \(f(-2);\) \(f(-1);\) \( f(0); \) \(f(\frac{1}{2});\) \( f(1);\) \( f(2); \) \(f(3)\).

b) Cho hàm số \(y = g(x) = \dfrac{2}{3} x + 3\).

Tính: \(g(-2);\) \( g(-1);\) \( g(0);\) \( g(\dfrac{1}{2});\) \( g(1);\) \( g(2);\) \( g(3)\).

c) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho ở trên khi biến \(x\) lấy cùng một giá trị ?

Phương pháp và cách giải bài 1 trang 44 SGK Toán 9 Tập 1

Câu a)

Thay các giá trị vào hàm số \(y = f(x) = \dfrac{2}{3} x\). Ta có

\(f(-2) = \dfrac{2}{3}.(-2)=\dfrac{2.(-2)}{3}=\dfrac{-4}{3}\).

\(f(-1) = \dfrac{2}{3}.(-1)= \dfrac{2.(-1)}{3}=\dfrac{-2}{3}\).

\(f(0) = \dfrac{2}{3}.0=0\).

\(f\left (\dfrac{1}{2}\right ) =\dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{2}=\dfrac{1}{3}\).

\(f(1) = \dfrac{2}{3}.1=\dfrac{2}{3}\).

\(f(2) = \dfrac{2}{3}.2=\dfrac{4}{3}\).

\(f(3) = \dfrac{2}{3}.3=2\).

Câu b)

Thay các giá trị vào hàm số \(y = g(x) = \dfrac{2}{3} x + 3\). Ta có

\(g(-2) = \dfrac{2}{3}.(-2)+3= \dfrac{2.(-2)}{3}+3\\=\dfrac{-4}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{5}{3}.\)

\(g(-1) = \dfrac{2}{3}.(-1)+3 = \dfrac{2.(-1)}{3}+3\\= \dfrac{-2}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{7}{3}.\)

\(g(0) = \dfrac{2}{3}.0+3= \dfrac{2.0}{3}+3=0+3=3.\)

\(g\left ( \dfrac{1}{2} \right ) = \dfrac{2}{3}. \dfrac{1}{2} +3\\=\dfrac{1}{3}+3=\dfrac{1}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{10}{3}.\)

\(g(1) = \dfrac{2}{3}.1+3=\dfrac{2}{3}+3\\=\dfrac{2}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{11}{3}.\)

\(g(2) = \dfrac{2}{3}.2+3=\dfrac{2.2}{3}+3=\dfrac{4}{3}+3\\=\dfrac{4}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{13}{3}\)

\(g(3) = \dfrac{2}{3}.3+3=\dfrac{2.3}{3}+3\\=\dfrac{6}{3}+\dfrac{9}{3}=\dfrac{15}{3}=5.\)

Câu c)

Khi \(x\) lấy cùng một giá trị thì giá trị của \(g(x)\) lớn hơn giá trị của \(f(x)\) là \(3\) đơn vị.

Các Kiến thức được áp dụng để giải bài 1 trang 44 sgk Toán 9 tập 1

+) Giá trị của hàm số \(f(x)\) tại \(x=a\) là \(f(a)\).

Tức là thay \(x=a\) vào biểu thức của hàm số \(f(x)\) ta tính được \(f(a)\).

+) Giá trị của hàm số \(y=ax+b\) lớn hơn giá trị của hàm số \(y=ax\) là \(b\) đơn vị khi \(x\) lấy cùng một giá trị.

Giải bài 1 trang 44 SGK Toán 9 Tập 1 được đăng ở chuyên mục Giải Toán 9 và biên soạn theo phần Toán đại 9 thuộc SKG Toán lớp 9. Bài giải toán lớp 9 được biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy văn tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng



#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét