1. Định nghĩa
Với A là một biểu thức đại số, người ta gọi √A là căn thức bậc hai của A, còn A là biểu thức lấy căn hay còn gọi là biểu thức dưới dấu căn.
2. Điều kiện có nghĩa(hay có nghĩa) của một căn thức bậc hai
√A xác định(có nghĩa) ⇔ A ≥ 0
3. Ví dụ cụ thể
- xác định ⇔ 3x ≥ 0 ⇔ x ≥ 0.
- xác định ⇔ 3 - 7x ≥ 0 ⇔ x ≤ 3/7.
- xác định ⇔ 2 - 3x ≥ 0 ⇔ x ≤ 2/3.
- xác định ⇔ x - 6 ≥ 0 ⇔ x ≥ 6.
- xác định.
Muốn khai căn một biểu thức, ta dùng hằng đẳng thức √(A2) = |A|.
Ví dụ 1: Rút gọn biểu thứcvới a < 2
Giải:
Ví dụ 2: Tìm x biết
Giải:
1. Giá trị tuyệt đối
• Định nghĩa
• Hệ quả
|A| ≥ 0, ∀ A
|A| = |-A|
|A| = A ⇔ A ≥ 0; |A| = -A ⇔ A ≤ 0; |A| = 0 ⇔ A = 0
2. Dấu của một tích, một thương
DẠNG 1: Tìm điều kiện để một để một căn thức bậc hai xác định.
• √A xác định (hay có nghĩa) ⇔ A ≥ 0
• Giải bất phương trình A ≥ 0
• Kết luận.
DẠNG 2: Khai căn một biểu thức – Tính giá trị một biểu thức chứa căn
• Khai căn nhờ hằng đẳng thức √(A2) = |A|
• Rút gọn
DẠNG 3: Phân tích thành nhân tử
• Viết A ≥ 0 thành (√A)2
• Sử dụng A2 - B2 = (A - B)(A + B)
• Sử dụng A2 ± 2AB + B2 = (A ± B)2
• Thêm, bớt tạo thành hằng đẳng thức
DẠNG 4: Giải phương trình
• Khai căn một biểu thức
• Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
Câu 1: Rút gọn các biểu thức sau:
Câu 2: Giải các phương trình sau
Câu 3: Cho biểu thức:
a) Tìm tập xác định của biểu thức.
b) Rút gọn biểu thức A.
Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 8: Hình chữ nhật ABCD có đường chéo AC = 5cm và cạnh BC = x (cm) thì cạnh AB = √(25- x2 ) (cm). Vì sao ? (h.2).
Lời giải
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác ABC vuông tại B có:
AB2 + BC2 = AC2 ⇔ AB2 + x2 = 52
⇔ AB2 = 25 - x2
⇒ AB = √(25 - x2) (do AB > 0)
Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 8: Với giá trị nào của x thì √(5-2x) xác định ?
Lời giải
√(5 - 2x) xác định khi 5 - 2x ≥ 0
⇔ -2x ≥ -5
⇔ x ≤ 5/2
Trả lời câu hỏi Toán 9 Tập 1 Bài 2 trang 8: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
a | -2 | -1 | 0 | 2 | 3 |
a2 | |||||
√(a2) |
Lời giải
a | -2 | -1 | 0 | 2 | 3 |
a2 | 4 | 1 | 0 | 4 | 9 |
√(a2) | 2 | 1 | 0 | 2 | 3 |
Bài 6 (trang 10 SGK Toán 9 Tập 1): Với giá trị nào của a thì mỗi căn thức sau có nghĩa:
Lời giải:
a)
b) Điều kiện -5a ≥ 0 => a ≤ 0
c) Điều kiện 4 – a ≥ 0 => -a ≥ -4 = > a ≤ 4
d) Điều kiện 3a + 7 ≥ 0 => 3a ≥ -7
Bài 7 (trang 10 SGK Toán 9 Tập 1): Tính:
Lời giải:
Bài 8 (trang 10 SGK Toán 9 Tập 1): Rút gọn các biểu thức sau:
Lời giải:
(vì 2 - √3 > 0 do 2 = √4 mà √4 > √3)
(vì √11 - 3 > 0 do 3 = √9 mà √11 > √9)
c) 2√a2 = 2|a| = 2a với a ≥ 0
(vì a < 2 nên 2 – a > 0)
Bài 9 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Tìm x biết:
Lời giải:
a) √x2 = 7 ⇔ |x| = 7
⇔ x1 = 7 và x2 = -7
b) √x2 = |-8| ⇔ √x2 = 8
⇔ |x| = 8 ⇔ x1 = 8 và x2 = -8
⇔ |x| = 3 ⇔ x1 = 3 và x2 = -3
⇔ |3x| = 12 ⇔ |x| = 4
⇔ x1 = 4 và x2 = -4
Bài 10 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Chứng minh:
Lời giải:
a) Ta có: VT = (√3 - 1)2 = (√3)2 - 2√3 + 1
= 3 - 2√3 + 1 = 4 - 2√3 = VP
Vậy (√3 - 1)2 = 4 - 2√3 (đpcm)
b) Theo câu a) ta có:
= |√3 - 1| - √3 = √3 - 1 - √3
= -1 = VP (vì √3 - 1 > 0) (đpcm)
Bài 11 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Tính:
Lời giải:
= 4.5 + 14:7 = 20 + 2 = 22
= 36 : 18 – 13 = - 11
Bài 12 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Tìm x để mỗi căn thức sau có nghĩa:
Lời giải:
2x + 7 ≥ 0 ⇔ 2x ≥ -7
-3x + 4 ≥ 0 ⇔ -3x ≥ -4
Bài 13 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Rút gọn các biểu thức sau:
Lời giải:
a) 2√a2 - 5a = 2|a| - 5a
= -2a - 5a = -7a (do a < 0 nên |a| = -a)
b) √25a2 + 3a = 5|a| + 3a = 5a + 3a = 8a
(do a ≥ 0 nên |a| = a)
c) √9a4 + 3a2 = √(3a2)2 + 3a2
= |3a2| + 3a2 = 3a2 + 3a2 = 6a2
(do a2 ≥ 0 với mọi a nên |3a2| = 3a2)
d) 5√4a6 - 3a3 = 5√(2a3)2 - 3a3
= 5|2a3| - 3a3
Với a < 0 thì |2a3| = – 2a3 nên
5|2a3| - 3a3 = -10a3 - 3a3 = -13a3
Bài 14 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Phân tích thành nhân tử:
a) x2 – 3 ; b) x2 – 6
c) x2 + 2√3 x + 3 ; d) x2 - 2√5 x + 5
Hướng dẫn: Dùng kết quả:
Với a ≥ 0 thì a = (√a)2
Lời giải:
a) x2 - 3 = x2 - (√3)2 = (x - √3)(x + √3)
b) x2 - 6 = x2 - (√6)2 = (x - √6)(x + √6)
c) x2 + 2√3 x + 3 = x2 + 2√3 x + (√3)2
= (x + √3)2
d) x2 - 2√5 x + 5 = x2 - 2√5 x + (√5)2
= (x - √5)2
Bài 15 (trang 11 SGK Toán 9 Tập 1): Giải các phương trình sau:
a) x2 – 5 = 0 ; b) x2 – 2√11 x + 11 = 0
Lời giải:
a) x2 – 5 = 0 ⇔ x2 = 5 ⇔ x1 = √5; x2 = -√5
Vậy phương trình có hai nghiệm x1 = √5; x2 = -√5
Cách khác:
x2 – 5 = 0 ⇔ x2 – (√5)2 = 0
⇔ (x - √5)(x + √5) = 0
hoặc x - √5 = 0 ⇔ x = √5
hoặc x + √5 = 0 ⇔ x = -√5
b) x2 – 2√11 x + 11 = 0
⇔ x2 – 2√11 x + (√11)2 = 0
⇔ (x - √11)2 = 0
⇔ x - √11 = 0 ⇔ x = √11
Vậy phương trình có một nghiệm là x = √11
Bài 16 (trang 12 SGK Toán 9 Tập 1): Đố. Hãy tìm chỗ sai trong phép chứng minh "Con muỗi nặng bằng con voi" dưới đây:
Giả sử con muỗi nặng m (gam), còn con voi nặng V (gam). Ta có:
m2 + V2 = V2 + m2
Cộng cả hai vế với -2Mv, ta có:
m2 – 2mV + V2 = V2 – 2mV + m2
hay (m - V)2 = (V - m)2.
Lấy căn bậc hai mỗi vế của đẳng thức trên, ta được:
√(m - V)2 = √(V - m)2
Do đó m – V = V – m
Từ đó ta có 2m = 2V, suy ra m = V. Vậy con muỗi nặng bằng con voi (!).
Lời giải:
Sai lầm ở chỗ: sau khi lấy căn hai vế của (m – V)2 = (V – m)2 ta phải được kết quả |m – V| = |V – m| chứ không thể có m – V = V – m (theo hằng đẳng thức √A2 = |A|.
Do đó, con muỗi không thể nặng bằng con voi.
Soanbaitap.com gửi đến các bạn học sinh đầy đủ những bài giải toán 9 có trong sách giáo khoa tập 1 và tập 2, đầy đủ cả phần Toán hình 9 và Toán đại 9. Tổng hợp các công thức, giải bài tập toán và cách giải toán lớp 9 khác nhau.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét