Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 9 trang 23: Phân tích đa thức 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy thành nhân tử.
Lời giải
2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy
= 2xy(x2 - y2 - 2y - 1)
= 2xy[x2 - (y2 + 2y + 1)]
= 2xy[x2 - (y + 1)2 ]
= 2xy(x + y + 1)(x - y - 1)
Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 9 trang 23:
a) Tính nhanh x2 + 2x + 1 - y2 tại x = 94,5 và y = 4,5.
b) Khi phân tích đa thức x2 + 4x – 2xy – 4y + y2 thành nhân tử, bạn Việt làm như sau:
x2 + 4x – 2xy – 4y + y2 = (x2 - 2xy + y2) + (4x – 4y)
= (x - y)2 + 4(x – y)
= (x – y)(x – y + 4).
Em hãy chỉ rõ trong cách làm trên, bạn Việt đã sử dụng những phương pháp nào để phân tích đa thức thành nhân tử.
Lời giải
a) x2 + 2x + 1 - y2 = (x + 1)2-y2 = (x + y + 1)(x - y + 1)
Thay x = 94,5 và y = 4,5 ta có:
(x + y + 1)(x - y + 1)
= (94,5 + 4,5 + 1)(94,5 - 4,5 + 1)
= 100.91
= 9100
b) x2 + 4x – 2xy – 4y + y2 = (x2-2xy+ y2) + (4x – 4y) → bạn Việt dùng phương pháp nhóm hạng tử
= (x - y)2 + 4(x – y) → bạn Việt dùng phương pháp dùng hằng đẳng thức và đặt nhân tử chung
= (x – y)(x – y + 4) → bạn Việt dùng phương pháp đặt nhân tử chung
Bài 51 (trang 24 SGK Toán 8 Tập 1): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 – 2x2 + x.
b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2
c) 2xy – x2 – y2 + 16
Lời giải:
a) x3 – 2x2 + x
= x.x2 – x.2x + x (Xuất hiện nhân tử chung là x)
= x(x2 – 2x + 1) (Xuất hiện hằng đẳng thức (2))
= x(x – 1)2
b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2 (có nhân tử chung là 2)
= 2.(x2 + 2x + 1 – y2) (Xuất hiện x2 + 2x + 1 là hằng đẳng thức)
= 2[(x2 + 2x + 1) – y2]
= 2[(x + 1)2 – y2] (Xuất hiện hằng đẳng thức (3))
= 2(x + 1 – y)(x + 1 + y)
c) 2xy – x2 – y2 + 16 (Có 2xy ; x2 ; y2, ta liên tưởng đến HĐT (1) hoặc (2))
= 16 – (x2 – 2xy + y2)
= 42 – (x – y)2 (xuất hiện hằng đẳng thức (3))
= [4 – (x – y)][4 + (x - y)]
= (4 – x + y)(4 + x – y).
Kiến thức áp dụng
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2 (1)
(A – B)2 = A2 – 2AB + B2 (2)
A2 – B2 = (A – B)(A + B) (3)
Bài 52 (trang 24 SGK Toán 8 Tập 1):
Chứng minh rằng (5n + 2)2 – 4 chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.
Lời giải:
Ta có:
(5n + 2)2 – 4
= (5n + 2)2 – 22
= (5n + 2 – 2)(5n + 2 + 2)
= 5n(5n + 4)
Vì 5 ⋮ 5 nên 5n(5n + 4) ⋮ 5 ∀n ∈ Ζ.
Vậy (5n + 2)2 – 4 luôn chia hết cho 5 với n ∈ Ζ
Bài 53 (trang 24 SGK Toán 8 Tập 1): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 3x + 2
b) x2 + x – 6
c) x2 + 5x + 6
(Gợi ý : Ta không thể áp dụng ngay các phương pháp đã học để phân tích nhưng nếu tách hạng tử - 3x = - x – 2x thì ta có x2 – 3x + 2 = x2 – x – 2x + 2 và từ đó dễ dàng phân tích tiếp.
Cũng có thể tách 2 = - 4 + 6, khi đó ta có x2 – 3x + 2 = x2 – 4 – 3x + 6, từ đó dễ dàng phân tích tiếp)
Lời giải:
Cách 1: Tách một hạng tử thành tổng hai hạng tử để xuất hiện nhân tử chung.
x2 – 3x + 2
= x2 – x – 2x + 2 (Tách –3x = – x – 2x)
= (x2 – x) – (2x – 2)
= x(x – 1) – 2(x – 1) (Có x – 1 là nhân tử chung)
= (x – 1)(x – 2)
Hoặc: x2 – 3x + 2
= x2 – 3x – 4 + 6 (Tách 2 = – 4 + 6)
= x2 – 4 – 3x + 6
= (x2 – 22) – 3(x – 2)
= (x – 2)(x + 2) – 3.(x – 2) (Xuất hiện nhân tử chung x – 2)
= (x – 2)(x + 2 – 3) = (x – 2)(x – 1)
b) x2 + x – 6
= x2 + 3x – 2x – 6 (Tách x = 3x – 2x)
= x(x + 3) – 2(x + 3) (có x + 3 là nhân tử chung)
= (x + 3)(x – 2)
c) x2 + 5x + 6 (Tách 5x = 2x + 3x)
= x2 + 2x + 3x + 6
= x(x + 2) + 3(x + 2) (Có x + 2 là nhân tử chung)
= (x + 2)(x + 3)
Cách 2: Đưa về hằng đẳng thức (1) hoặc (2)
a) x2 – 3x + 2
(Vì có x2 và nên ta thêm bớt để xuất hiện HĐT)
= (x – 2)(x – 1)
b) x2 + x - 6
= (x – 2)(x + 3).
c) x2 + 5x + 6
= (x + 2)(x + 3).
Bài 54 (trang 25 SGK Toán 8 Tập 1): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 + 2x2y + xy2 – 9x
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2
c) x4 – 2x2
Lời giải:
a) x3 + 2x2y + xy2 – 9x
(Có x là nhân tử chung)
= x(x2 + 2xy + y2 – 9)
(Có x2 + 2xy + y2 là hằng đẳng thức)
= x[(x2 + 2xy + y2) – 9]
= x[(x + y)2 – 32]
(Xuất hiện hằng đẳng thức (3)]
= x(x + y – 3)(x + y + 3)
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2
(Có x2 ; 2xy ; y2 ta liên tưởng đến HĐT (1) hoặc (2))
= (2x – 2y) – (x2 – 2xy + y2)
= 2(x – y) – (x – y)2
(Có x – y là nhân tử chung)
= (x – y)[2 – (x – y)]
= (x – y)(2 – x + y)
c) x4 – 2x2
(Có x2 là nhân tử chung)
= x2(x2 – 2)
Bài 55 (trang 25 SGK Toán 8 Tập 1): Tìm x, biết:
Lời giải:
b) Có: (2x – 1)2 – (x + 3)2 (xuất hiện HĐT (3))
= [(2x – 1) – (x + 3)][(2x – 1) + (x + 3)]
= (2x – 1 – x – 3).(2x – 1 + x + 3)
= (x – 4)(3x + 2)
Vậy (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0
⇔ (x – 4)(3x + 2) = 0
⇔ x – 4 = 0 hoặc 3x + 2 = 0
⇔ x = 4 hoặc x = –2/3
Vậy x = 4 hoặc x = –2/3.
c) Có: x2(x – 3) + 12 – 4x
= x2(x – 3) – 4.(x – 3) (Có nhân tử chung là x – 3)
= (x2 – 4)(x – 3)
= (x2 – 22).(x – 3) (Xuất hiện HĐT (3))
= (x – 2)(x + 2)(x – 3)
Vậy x2(x – 3) + 12 – 4x = 0
⇔ (x – 2)(x + 2)(x – 3) = 0
⇔ x – 2 = 0 hoặc x + 2 = 0 hoặc x – 3 = 0
⇔ x = 2 hoặc x = –2 hoặc x = 3.
Vậy x = 2 hoặc x = –2 hoặc x = 3.
Bài 56 (trang 25 SGK Toán 8 Tập 1): Tính nhanh giá trị của đa thức:
Lời giải:
a) Ta có:
Do đó tại x = 49,75, giá trị biểu thức bằng
b) Ta có:
x2 – y2 – 2y – 1 (Thấy có y2 ; 2y ; 1 ta liên tưởng đến HĐT (1) hoặc (2))
= x2 – (y2 + 2y + 1)
= x2 – (y + 1)2 (Xuất hiện HĐT (3))
= (x – y – 1)(x + y + 1)
Với x = 93, y = 6 thì:
(93 – 6 – 1)(93 + 6 + 1) = 86.100 = 8600
Bài 57 (trang 25 SGK Toán 8 Tập 1): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 4x + 3 ; b) x2 + 5x + 4
c) x2 – x – 6 ; d) x4 + 4
(Gợi ý câu d): Thêm và bớt 4x2 vào đa thức đã cho)
Lời giải:
a) Cách 1: x2 – 4x + 3
= x2 – x – 3x + 3
(Tách –4x = –x – 3x)
= x(x – 1) – 3(x – 1)
(Có x – 1 là nhân tử chung)
= (x – 1)(x – 3)
Cách 2: x2 – 4x + 3
= x2 – 2.x.2 + 22 + 3 – 22
(Thêm bớt 22 để có HĐT (2))
= (x – 2)2 – 1
(Xuất hiện HĐT (3))
= (x – 2 – 1)(x – 2 + 1)
= (x – 3)(x – 1)
b) x2 + 5x + 4
= x2 + x + 4x + 4
(Tách 5x = x + 4x)
= x(x + 1) + 4(x + 1)
(có x + 1 là nhân tử chung)
= (x + 1)(x + 4)
c) x2 – x – 6
= x2 + 2x – 3x – 6
(Tách –x = 2x – 3x)
= x(x + 2) – 3(x + 2)
(có x + 2 là nhân tử chung)
= (x – 3)(x + 2)
d) x4 + 4
= (x2)2 + 22
= x4 + 2.x2.2 + 4 – 4x2
(Thêm bớt 2.x2.2 để có HĐT (1))
= (x2 + 2)2 – (2x)2
(Xuất hiện HĐT (3))
= (x2 + 2 – 2x)(x2 + 2 + 2x)
Bài 58 (trang 25 SGK Toán 8 Tập 1): Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.
Lời giải:
A = n3 – n (có nhân tử chung n)
= n(n2 – 1) (Xuất hiện HĐT (3))
= n(n – 1)(n + 1)
n – 1; n và n + 1 là ba số tự nhiên liên tiếp nên
+ Trong đó có ít nhất một số chẵn ⇒ (n – 1).n.(n + 1) ⋮ 2
+ Trong đó có ít nhất một số chia hết cho 3 ⇒ (n – 1).n.(n + 1) ⋮ 3
Vậy A ⋮ 2 và A ⋮ 3 nên A ⋮ 6.
Soanbaitap.com gửi đến các bạn học sinh đầy đủ những bài giải toán 8 có trong sách giáo khoa tập 1 và tập 2, đầy đủ cả phần Toán Đại 8 và Toán Hình 8. Tổng hợp các công thức, giải bài tập toán và cách giải toán lớp 8 khác nhau
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét