Bài 1 (trang 24 SGK Đại số 10): Xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định A− theo tính đúng sai của mệnh đề A.
Lời giải:
A đúng thì A− sai
A sai thì A− đúng
Trong đó A− là mệnh đề phủ định của mệnh đề A.
Bài 2 (trang 24 SGK Đại số 10): Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B ? Nếu A ⇒ B là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó đúng không ? Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
+ Mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề B ⇒ A.
+ Nếu mệnh đề A ⇒ B đúng thì mệnh đề B ⇒ A có thể đúng hoặc sai.
Ví dụ:
+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”.
Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC = CA”
Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng và mệnh đề B ⇒ A cũng là mệnh đề đúng.
+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”
Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC ”
Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng nhưng mệnh đề B ⇒ A sai.
Bài 3 (trang 24 SGK Đại số 10): Thế nào là hai mệnh đề tương đương?
Lời giải:
A và B là hai mệnh đề tương đương nếu cả hai mệnh đề A ⇒ B và B ⇒ A đều đúng
Bài 5 (trang 24 SGK Đại số 10): Nêu các định nghĩa hợp, giao, hiệu và phần bù của hai tập hợp. Minh họa các khái niệm đó bằng hình vẽ.
Lời giải:
– Giao của hai tập hợp: A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}
– Hợp của hai tập hợp: A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}
– Hiệu của A và B: A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B}
– Phần bù của B trong A: Nếu B ⊂ A thì A \ B gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu: CAB.
- Hình minh họa:
Bài 6 (trang 24 SGK Đại số 10): Nêu định nghĩa đoạn [a; b], khoảng (a; b), nửa khoảng [a; b), (a; b], (-∞; b], [a; +∞). Viết tập hợp R các số dưới dạng một khoảng.
Lời giải:
- Đoạn: [a; b] = {x ∈ R | a ≤ x ≤ b}
- Khoảng: (a; b) = {x ∈ R | a < x < b}
- Nửa khoảng:
[a; b) = {x ∈ R | a ≤ x < b}
(a; b] = {x ∈ R | a < x ≤ b}
(-∞; b] = {x ∈ R | x ≤ b}
[a; +∞) = {x ∈ R | x ≥ a}
- Tập hợp R = (-∞; +∞)
Bài 7 (trang 24 SGK Đại số 10): Thế nào là sai số tuyệt đối của một số gần đúng? Thế nào là độ chính xác của một số gần đúng?
Lời giải:
được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
được gọi là độ chính xác của số gần đúng a.
Bài 8 (trang 24 SGK Đại số 10): Cho tứ giác ABCD. Xét tính đúng sai của mệnh đề P ⇒ Q với:
a) P = "ABCD là một hình vuông",
Q = "ABCD là một hình bình hành";
b) P = "ABCD là một hình thoi",
Q = "ABCD là một hình chữ nhật".
Lời giải:
a) Mệnh đề P ⇒ Q là "Nếu ABCD là một hình vuông thì nó là một hình bình hành". Mệnh đề này đúng.
b) Mệnh đề P ⇒ Q là "Nếu ABCD là một hình thoi thì ABCD là một hình chữ nhật". Mệnh đề này sai.
Bài 9 (trang 25 SGK Đại số 10): Xét mối quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau:
A là tập hợp các hình tứ giác;
B là tập hợp các hình bình hành;
C là tập hợp các hình thang;
D là tập hợp các hình chữ nhật;
E là tập hợp các hình vuông;
G là tập hợp các hình thoi.
Lời giải:
- Vì hình vuông là hình chữ nhật nên E ⊂ D.
- Vì hình chữ nhật là hình bình hành nên D ⊂ B.
- Vì hình bình hành là hình thang nên B ⊂ C.
- Vì hình thang là hình tứ giác nên C ⊂ A.
Vậy E ⊂ D ⊂ B ⊂ C ⊂ A.
Mặt khác:
- Vì hình vuông là hình thoi nên E ⊂ G.
- Vì hình thoi là hình bình hành nên G ⊂ B.
Vậy E ⊂ G ⊂ B ⊂ C ⊂ A.
Bài 10 (trang 25 SGK Đại số 10): Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A = {3k – 2 | k = 0, 1, 2, 3, 4, 5};
b) B = {x ∈ N | x ≤ 12};
c) C = {(-1)n | n ∈ N}.
Lời giải:
a)
k | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3k – 2 | -2 | 1 | 4 | 7 | 10 | 13 |
Do đó: A = {-2, 1, 4, 7, 10, 13}.
b) B = {0; 1; 2; 3; ... ; 12}
c) Vì n ∈ N nên:
(-1)n = 1 nếu n = 0 hoặc n chẵn
(-1)n = -1 nếu n lẻ.
Do đó: C = {1; -1}
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét