Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Tổng ba góc của một tam giác - soanbaitap.com

1. Tổng ba góc của một tam giác

Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng ({180^0})

2. Áp dụng vào tam giác vuông.

Trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau.

3. Góc ngoài của tam giác

a) Định nghĩa: Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác.

b) Định lí: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

c) Nhận xét: Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó.

Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 106 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Vẽ hai tam giác bất kì, dùng thước đo góc đo ba góc của mỗi tam giác rồi tính tổng số đo ba góc của mỗi tam giác.

Có nhận xét gì về các kết quả trên?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng cách sử dụng thước đo góc.

  • Lời giải chi tiết

ΔABC có tổng ba góc là: 50o+60o+70o=180o

ΔMNP có tổng ba góc là: 30o+45o+105o=180o

Nhận xét: Tổng ba góc của hai tam giác đều là 180o.

Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 106 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Thực hành : Cắt một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A, cắt rời góc C ra rồi đặt nó kề với góc A như hình 43. Hãy nêu dự đoán về tổng các góc A,B,C của tam giác ABC.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thực hành cắt giấy và đưa ra nhận xét.

  • Lời giải chi tiết

Dự đoán: Tổng các góc A,B,C của tam giác ABC là 

Trả lời câu hỏi 3 Bài 1 trang 107 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính tổng B^+C^

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

  • Lời giải chi tiết

Tam giác ABC vuông tại A⇒A^=90o

Vì tổng 3 góc của một tam giác bằng  180o

⇒B^+C^+A^=180o

⇒B^+C^=180o−90o=90o

Trả lời câu hỏi 4 Bài 1 trang 107 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Hãy điền vào các chỗ trống (…) rồi so sánh ACx^ với A^+B^

Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 180o nên A^+B^=180o−...

Góc ACx là góc ngoài của tam giác ABC nên ACx^=180o−…

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

  • Lời giải chi tiết

Ta có:

Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 180o nên A^+B^=180o−C^

Góc ACx là góc ngoài của tam giác ABC nên ACx^=180o−C^

Do đó: ACx^=A^+B^.

Giải bài 1 trang 107 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Tính số đo x và y ở các hình 47,48,49,50,51:

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

  • Lời giải chi tiết

Hình 47)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔABC ta được:
x+900+550=1800
⇒x=1800−(900+550)=350

Hình 48)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔGHI ta được:

x+400+300=1800
⇒x=1800−(400+300)=1100

Hình 49)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔMNP ta được:

x+x+500=1800
⇒2x=1800−500=1300

⇒x=1300:2=650

Hình 50)

Vì y là góc ngoài ΔDEK tại đỉnh D nên ta có:

y=600+400=1000

Góc x và DKE^ là hai góc kề bù nên:

x+400=1800

⇒x=1800−400=1400

Hình 51)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔABC ta có:

A^+B^+C^=1800

(400+400)+700+y=1800

⇒y+1500=1800

⇒y=1800−1500=300

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔACD ta có:

x+400+300=1800

Giải bài 1 trang 107 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Tính số đo x và y ở các hình 47,48,49,50,51:

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

  • Lời giải chi tiết

Hình 47)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔABC ta được:
x+900+550=1800
⇒x=1800−(900+550)=350

Hình 48)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔGHI ta được:

x+400+300=1800
⇒x=1800−(400+300)=1100

Hình 49)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔMNP ta được:

x+x+500=1800
⇒2x=1800−500=1300

⇒x=1300:2=650

Hình 50)

Vì y là góc ngoài ΔDEK tại đỉnh D nên ta có:

y=600+400=1000

Góc x và DKE^ là hai góc kề bù nên:

x+400=1800

⇒x=1800−400=1400

Hình 51)

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔABC ta có:

A^+B^+C^=1800

(400+400)+700+y=1800

⇒y+1500=1800

⇒y=1800−1500=300

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔACD ta có:

x+400+300=1800

Giải bài 3 trang 108 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho hình 52. Hãy so sánh:

a) BIK^ và BAK^.

b) BIC^ và BAC^

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

  • Lời giải chi tiết

a) Ta có BIK^ là góc ngoài tại đỉnh I của ΔBAI.

Nên  BIK^=BAI^+ABI^>BAI^

Mà BAK^=BAI^

Vậy BIK^>BAK^ (1)

b) Ta có CIK^ là góc ngoài tại đỉnh I của ΔAIC

nên CIK^=CAI^+ICA^>CAI^

Hay  CIK^>CAI^  (2)

Từ (1) và (2) ta có:

BIK^+CIK^>BAK^+CAI^

⇒BIC^>BAC^.

Giải bài 4 trang 108 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bàiTháp nghiêng Pi - da ở Italia nghiêng 50  so với  phương thẳng đứng (h.53). Tính số đo của góc ABC trên hình vẽ.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau.

  • Lời giải chi tiết

Xét ABC vuông ở C nên ta có:

A^+B^=900 (vì hai góc nhọn trong tam giác vuông phụ nhau).

⇒50+B^=900

⇒B^=900−50=850

Hay 

Giải bài 5 trang 108 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù. Gọi tên tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác vuông trên hình 54.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Áp dụng định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

+ Sử dụng định nghĩa tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác vuông để gọi tên các tam giác.

  • Lời giải chi tiết

a) Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác ABC ta được:

A^+B^+C^=1800⇒A^=1800−B^−C^=1800−620−280=900

Do đó tam giác ABC vuông tại A.

b)  Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác DEF ta được:

D^+E^+F^=1800⇒D^=1800−E^−F^=1800−450−370=980

Vì D^=980>900 nên là góc tù.

Do đó tam giác DEF tù.

c) Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác HKI ta được:

H^+K^+I^=1800⇒H^=1800−K^−I^=1800−380−620=800

Vì H^=800<900,I^=620<900,K^=380<900

Do đó tam giác HKI nhọn.

Giải bài 6 trang 109 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Tìm các số đo x ở các hình sau:

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau.

- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

  • Lời giải chi tiết

Hình 55)

Xét ΔAHI có H^=900 ta có:

A^+AIH^=900 (1) (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông phụ nhau)

Xét ΔBKI có K^=900 ta có:

B^+BIK^=900   (2) (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông phụ nhau)

Từ (1) và (2) suy ra: A^+AIH^=B^+BIK^

Mà  AIH^=BIK^ (hai góc đối đỉnh)

Nên suy ra B^=A^=400

Vậy B^=x=400

Hình 56)

Xét ΔABD có ADB^=900 ta có:

ABD^+A^=900 (4) (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông phụ nhau)

Xét ΔACE có AEC^=900 ta có:

ACE^+A^=900  (5) (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông phụ nhau)

Từ (4) và (5) suy ra ACE^=ABD^=250

Vậy x=250

Hình 57)

Ta có: NMP^=NMI^+PMI^=900  (6)

Xét ΔMNI có MIN^=900 ta có :

N^+NMI^=900  (7) (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông phụ nhau)

Từ (6) và (7) suy ra N^=PMI^=600

Vậy x=600

Hình 58)

Xét ΔAHE có AHE^=900 ta có :

E^+A^=900 (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông phụ nhau)

E^=900−A^=900−550=350

Vì KBH^ là góc ngoài tại đỉnh B của tam giác BKE nên

KBH^=BKE^+E^=900+350=1250

Vậy x=1250

Giải bài 7 trang 109 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H∈BC).

a) Tìm các cặp góc phụ nhau trong hình vẽ.

b) Tìm các cặp góc nhọn bằng nhau trong hình vẽ.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí: Trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau.

  • Lời giải chi tiết

 

a) Tam giác ABC vuông tại A nên ta có B^+C^=900; A1^+A2^=90o

Hay  B^C^ phụ nhau; A1^A2^ phụ nhau.

Tam giác AHB vuông tại H nên ta có B^+A1^=900

Hay B^A1^ phụ nhau.

Tam giác AHC vuông tại H nên ta có A2^+C^=900

Hay A2^C^ phụ nhau.

b)

Ta có B^+C^=900

B^+A1^=900

⇒A1^=C^

Ta có: B^+C^=900  và  A2^+C^=900

⇒A2^=B^

Giải bài 8 trang 109 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho tam giác ABC có B^=C^=400. Gọi Ax là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A, Hãy chứng tỏ Ax//BC.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

- Chứng minh hai đường thẳng song song ta chứng minh cặp góc so le trong bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Gọi CAD^ là góc ngoài tại đỉnh A của tam giác ABC.

Theo định lý về góc ngoài, ta có:

CAD^=B^+C^=400+400=800

Lại có, Ax là phân giác CAD^

nên A2^=12CAD^=802=400

⇒A2^=BCA^=40o

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên Ax//BC.

Giải bài 9 trang 109 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Hình 59 biểu diễn mặt cắt ngang  của một con đê để đo góc nhọn MOP tạo bởi mặt phẳng nghiêng của con đê với phương nằm ngang, người ta dùng thước chữ T và đặt như hình vẽ (OA⊥AB). Tính góc MOP, biết rằng dây dọi BC tạo với trục BA một góc ABC^=320

- Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau.

- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Tam giác ABC vuông tại A nên ABC^+ACB^=900 (1) (trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau)

Tam giác DOC vuông tại D nên COD^+OCD^=900 (2) (trong tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau)

Ta lại có ACB^=OCD^ (hai góc đối đỉnh)    (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra COD^=ABC^=320.

Vậy MOP^=COD^=320

Soanbaitap.com gửi đến các bạn học sinh đầy đủ những bài giải toán 7 có trong sách giáo khoa tập 1 và tập 2, đầy đủ cả phần Toán Đại 7 và Toán Hình 7. Tổng hợp các công thức, giải bài tập toán và cách giải toán lớp 7 khác nhau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét